Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Test kiểm tra nước - TMS, Test kiểm tra nước trong nuôi trồng thủy sản TMS, Test Kit Canxi / Magie TMS, Test Kit NO3 - TMS, Test Kit NO2 - TMS, , Dung dịch đo PH TMS, Test đo độ kiềm - TMS, Dung dịch đo NH4/NH3 - TMS - Nhà phân phối chính thức test kiểm tra nước TMS Việt Nam. Test nhanh kiểm tra nước TMS. Test nhanh trong nuôi trồng thủy sản



CÔNG TY HOÀNG PHÁT LÀ NHÀ  PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC 
TEST KIỂM TRA NƯỚC Thương hiệu tms việt nam
Vui lòng liên hệ với phòng kinh doanh để được giá tốt
Kiều Minh Toàn - Hp: 0945 207 539
Email: toankieu.itm@gmail.com

1./ Test Kit Canxi / Magie

  • Số lần test: 120 lần.
  • Khoảng đo:
  • Bước nhảy: Ca – 30mg/L ; Mg – 18mg/L
  • Thang đo: 
Hướng dẫn:
Bước 1:
Tráng ống đong bằng nước cần đo.
Lấy 5 ml mẫu (Tới vạch trên ống)
Thêm 4 giọt thuốc thử số 1, lắc đều.
Thêm 1 giọt thuốc thử số 2, lắc đều. (dung dịch có màu hồng).
Nhỏ từng giọt thuốc thử số 5 đến khi màu của dung dịch chuyển từ hồng sang xanh.
Đếm số giọt dung dịch số 5 đã sử dụng. (V1)
Kết Quả Canxi = Số giọt thuốc thử số 5 x 30.
Ví dụ: Nhỏ 5 giọt thuốc thử số 5 màu chuyển từ hồng sang xanh 
– Kết quả Canxi = 5 x 30 = 150 mg/L
Bước 2:
Tráng ống đong bằng nước cần đo.
Lấy 2,5 ml mẫu (Tới vạch trên ống)
Thêm 1 giọt thuốc thử số 4, lắc đều. (dung dịch có màu hồng)
Nhỏ từng giọt thuốc thử số 5 đến khi màu của dung dịch chuyển từ hồng sang xanh.
Đếm số giọt dung dịch số 5 đã sử dụng. (V2)
Kết Quả Magie = (2xV2 – V1) x 18
Ví dụ: Nhỏ 10 giọt thuốc thử số 5 màu chuyển từ hồng sang xanh.
 –  Kết quả Magie = (2x10 – 5) x 18 = 270mg/L
Bảo quản: Đóng nắm ngay sau khi sử dụng, để ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em.
Hạn sử dụng: 24 tháng.
Ghi chú: Có thể sử dụng thể tích mẫu là 10 ml cho bước 1 và 5 ml mẫu cho bước 2 khi đó kết quả lần lượt là: 
Canxi = số giọt x 15,
Magie = (2xV2-V1) x 9

2./ Test Kit NO3



  • Số lần test: 100 lần.
  • Khoảng đo: 0 – 100,0 mg NO3/L.
  • Bước nhảy:
  • Thang đo: 0,0 – 10,0 – 25,0 – 50,0 – 100,0
Hướng dẫn:
  • Tráng ống đong bằng nước cần đo.
  • Lấy 5 ml mẫu (Tới vạch trên ống.
  • Thêm 4 giọt thuốc thử số 1, lắc đều.
  • Thêm 4 giọt thuốc thử số 2, lắc đều.
  • Thêm 1 muống nhỏ thuốc thử số 3, lắc đều trong 15 giây.
  • Thêm 4 giọt thuốc thử số 4, lắc đều.
  • Sau 5 phút so màu với bảng màu chuẩn, đọc kết quả.
Bảo quản: Đóng nắm ngay sau khi sử dụng, để ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em.
Hạn sử dụng: 24 tháng.

3./ Test Kit NO2 - TMS

Nitrite hình thành từ chất thải của con nuôi, sự phân hủy thức ăn thừa, cây cỏ và động vật thối rữa. Nitrit đi vào cơ thể động vật thủy sinh qua mang, và các vết sước lở. Nitrit tác dụng với máu, gây bệnh máu nâu, ngăn không cho cơ thể hấp thụ ôxy nên ảnh hưởng mạnh đến các loại máu đỏ.
Ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng Ca2+ và Cl- có khuynh hướng làm giảm tính độc của nitrite (Crawford & Allen, 1977; Perron & Meade, 1977; Russo et al., 1981. Trích dẫn bởi Boyd, 1990). Nồng độ an toàn của nitrie đối với hậu ấu trùng tôm sú là 4,5 mg/L. Tuy nhiên, nồng độ ammonia cao sẽ làm tăng tính độc của nitrite đối với tôm sú. Theo Schwedler et al. (1985) những nhân tố sau đây có ảnh hưởng đến độ độc của nitrite: hàm lượng chloride, pH, kích cỡ cá, tình trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh, hàm lượng oxy hòa tan... do đó, không thể xác định được nồng độ gây chết, nồng độ an toàn của nitrite trong nuôi trồng thủy sản.
  •  Số lần test: 100 lần.
  •  Khoảng đo: 0 – 5,0 mg NO2/L.
  • Bước nhảy:
  • Thang đo: 0,0 – 0,5 – 1,0 – 2,0 – 5,0
Hướng dẫn:
  • Tráng ống đong bằng nước cần đo.
  • Lấy 5 ml mẫu (Tới vạch trên ống)
  • Thêm 4 giọt thuốc thử số 1, lắc đều.
  • Thêm 4 giọt thuốc thử số 2, lắc đều.
  • Sau 5 phút so màu với bảng màu chuẩn, đọc kết quả.
Bảo quản: Đóng nắm ngay sau khi sử dụng, để ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em.

4./ Dung dịch đo PH TMS

pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit (chua) hoặc độ kiềm (chát) của nước. pH thấp chứa nhiều axit và pH cao chứa nhiều kiềm và pH = 7 được gọi là trung tính. Trong vùng có pH rất cao hay rất thấp, các loại thuỷ động vật không sống được.
  •   Số lần test: 200 lần.
  •  Khoảng đo: 4.5 – 10.
  • Bước nhảy: 0.3 đơn vị pH.
  • Thang đo: 4.5 – 5.0 – 5.5 – 6.0 – 6.4 – 6.7 – 7.0 – 7.3 – 7.6 – 7.9 – 8.2 – 8.5 – 8.8 – 9.1 – 9.4 – 9.7 – 10
Hướng dẫn:
  • Tráng ống đong bằng nước cần đo.
  • Lấy 5 ml mẫu (Tới vạch trên ống).
  • Thêm 3 giọt thuốc thử, lắc đều.
  • Sau 30 giây so màu với bảng màu chuẩn, đọc kết quả.
Bảo quản: Đóng nắm ngay sau khi sử dụng, để ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em.
Hạn sử dụng: 24 tháng.

5./ Test đo độ kiềm TMS

Tổng hàm lượng bazơ trong nước tính bằng mg/L của CaCO3 là tổng độ kim. Bazơ trong nước bao gồm hydroxide, ammonia, borate, phosphate, silicate, bicarbonate và carbonate, nhưng trong hầu hết nước ao, bicarbonate và carbonate được có hàm lượng cao hơn các bazơ khác.

Một số thông số độ kiềm tham khảo trong nuôi trồng thủy sản.
Vật nuôi
Giá trị độ kiềm (mgCaCO3/lít)
Cá tra giống
60 – 80
Cá tra thương phẩm
40 – 90
Tôm giống
140 – 160
Tôm thẻ chân trắng nuôi
130 – 180
Tôm càng xanh
50 – 80
Tôm sú nuôi
80 - 120
Sản phẩm:
  • Test đo độ kiềm.
Giới Thiệu:
  • Số lần test: 120 lần (độ kiềm = 100 mgCaCO3/L)
  • Bước nhảy: 10 mg/l
Hướng dẫn:
  • Tráng ống đong bằng mẫu nước cần test.
  • Lấy 5 ml mẫu vào ống đong (Đến vạch 5ml trên ống đong)
  • Nhỏ từng giọt dung dịch thuốc thử và lắc đều đến khi màu nước chuyển từ xanh sang đỏ.
  • Đếm số giọt thuốc thử đã sử dụng.
  •  Độ kiềm bằng số giọt thuốc thử đã sử dụng nhân 10 (đơn vị mgCaCO3/L)
  • Ví dụ: Số giọt dung dịch đã sử dụng là 10 giọt. – Kết quả bằng 10 x 10 = 100 mgCaCO3/L.
  • Độ KH (oKH) = mgCaCO3/17.85.
Bảo quản: Đóng nắm ngay sau khi sử dụng, để ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em.
Hạn sử dụng: 24 tháng.

6./ Dung dịch đo NH4/NH3 - TMS




Amonia là khí rất độc cho nuôi trồng thủy sản, nên kiểm soát chúng ở một mức độ phù hợp để đảm bảo cho ao nuôi. Việc đo trực tiếp Amonia là không khả thi do đó đo TAN (cả NHvà NH4+) đã được áp dụng. Thông qua pH và nhiệt độ của ao nuôi có thể dể dàng tính ra được giá trị NH3 và NH4+.
Ở giá trị pH từ 7 đến 8, nồng độ ammoni (TAN) lên đến 4 hoặc 5 mg/L có thể không gây độc trong ao. Tuy nhiên, ở pH từ 8,5 - 9,5 hàm lượng 4-5 mg/L NH3 có thể gây độc. Do pH có chu kỳ biến động ngày đêm nên hàm lượng NH3 thay đổi liên tục. Tính độc của ammonia đối với thủy sinh vật thường thể hiện qua tốc độ tăng trưởng giảm thay vì chết.
Như vậy để quản lý amonia hiệu quả cần chú ý đến pH và sự thay đổi pH (thông qua độ kiềm KH.)
Bảng quy đổi giữa NH4sang NH3 phụ thuộc vào pH và nhiệt độ.

Sản phẩm:
  • Test đo NH4/NH3.
Giới Thiệu:
  •  Số lần test: 90 lần
  •  Khoảng đo: 0 - 10 mg/l
  • Thang đo (Nước mặn/Nước ngọt): 0 – 0.5 – 1.0 – 2.0 – 5.0 – 10.0 (Đơn vị mgNH4/L)
Hướng dẫn:
  • Tráng ống đong bằng mẫu nước cần test.
  • Lấy 5 ml mẫu vào ống đong (Đến vạch 5ml trên ống đong)
  • Nhỏ 5 giọt dung dịch thuốc thử số 1 và lắc đều.
  •  Nhỏ 5 giọt dung dịch thuốc thử số 2 và lắc đều.
  • Nhỏ 5 giọt dung dịch thuốc thử số 3 và lắc đều.
  • Sau 5 phút, so màu với bảng màu chuẩn.
Bảo quản: Đóng nắm ngay sau khi sử dụng, để ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em.
Hạn sử dụng: 24 tháng.

Vui lòng liên hệ với phòng kinh doanh để được giá tốt
Kiều Minh Toàn
Hp: 0945 207 539
Email: toankieu.itm@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét